Hai động tác này đưa vào cùng nhau vì nó cùng hình thái làm chuyển động các khớp giúp cho các tổ chức quanh khớp và khớp tăng tầm vận động, đồng thời tăng nuôi dưỡng tại khớp được vận động.
Hình thái động tác Ép Giãn là đưa khớp tới tầm vận động lớn nhất và giữ lại nhằm mục đích kéo giãn gân - cơ bám quanh khớp đó giúp giãn gân - cơ đang co, xơ cứng lấy lại độ mềm dẻo của nó. Hoặc Giãn trực tiếp bằng 2 tay đối chiều kéo dài gân - cơ - khớp ra.
Vận Động thì như tên gọi của nó, việc vận động khớp hết tầm ( Rom ) giúp cho khớp đang kẹt, hạn chế được giảm áp lực, được mở rộng về trạng thái bình thường. Để làm rõ vấn đề thì ta nói đến sinh lý nuôi dưỡng của khớp 1 chút: khớp không có mạch máu nuôi, sự nuôi dưỡng của khớp là do sự thay đổi áp lực từ cao -> thấp mà xảy ra hiện tượng trao đổi thay mới dịch khớp dựa trên nguyên lý áp lực di chuyển từ cao -> thấp này. Chính vì thế vấn đề thoái hoá do thiếu nuôi dưỡng khớp do ngồi lâu ( khiến áp lực khớp ngày càng tăng cao ) -> việc có thời gian nghỉ và được vận động giúp nhả áp lực khớp là bắt buộc nếu không muốn thoái hoá sớm.
Môn đặc trưng cho Ép Giãn chính là Massage Thái ( Yoga ), trên thị trường với nhiều biến tướng tên cho kêu như yoga trị liệu, massage cho người lười, hay được xào trong rất nhiều khoá học ngắn ngày vì tính chất đơn giản là những động tác ép giãn theo tư thế tạo thành bài, dễ làm, dễ học, đẹp mắt. Ép Giãn được ứng dụng trong bài khởi động trước khi tập, chơi các môn thể thao cũng nhiều, việc này hết sức quan trọng vì có thể tránh chấn thương và chuột rút, hiểu ý nghĩa và không bỏ bước khởi động là quan trọng lắm đấy ạ.
Với Vận Động ngày xưa khi làm xoa bóp, tôi khá thích thú với các động tác tác động, vặn kẻ cho khớp kêu thành tiếng nên có một sự nhầm tưởng không hề nhẹ là vận động thì phải như vậy, nhưng không hề, vận động chỉ là việc cơ bản mở tầm vận động tối đa để tăng nuôi khớp nên việc đưa khớp giãn hết mức đã có tác dụng tốt rồi. Điểm này xin lưu ý đến "hết tầm" nên trong tập vận động mục tiêu này cần nắm rõ và hình thái nên là nhẹ nhàng, chậm rãi và vận động hết biên độ. Bạn đã bỏ thời gian ra tập nên chú ý điểm này vì nếu vận động nhanh và hời hợt, sự thay đổi áp lực khớp không nhiều sẽ không tối ưu được vận động đó -> tốn thời gian mà hiệu quả lại thấp thì cũng buồn đấy. Còn bẻ cho kêu là động tác giật thay đổi áp lực nhanh, giúp giãn khớp, giải phóng áp lực đột ngột trong môn chiropractic, trật đả thì cũng tốt thôi, trong nhiều trường hợp khớp kẹt, vận động từ từ không ăn thua thì sự khéo léo trong giật, bẻ giúp vượt ngưỡng là cần thiết ( khuyến cáo phải hiểu, khám kĩ, đủ thông tin rất cần thiết vì làm quá hoặc trong trường hợp trống chỉ định thì dễ để lại hậu quả trầm trọng lắm ).
Tóm lại, hai động tác này ý nghĩa là rõ ràng và ứng dụng rộng rãi nên việc sử dụng nâng cao là tìm thêm các thế ép giãn và vận động sao cho tiện lợi, các bạn trị liệu hãy cứ cảm nhận tầm vận động mà lựa thế, cảm nhận tốt đạt được mục tiêu là sẽ rất ổn rồi.
Còn với người tự tập ( yoga, thể dục ) hiểu và làm đúng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, bài tập trên trang fanpage Hoà An đang xây dựng rất nhiều, mọi người theo dõi nhé 🥰