Trang

17/12/20

NẰM ÉP GỐI BỤNG



 


Tác dụng: làm mềm bụng, massage nội tạng trong vùng bụng, tốt cho hệ tiêu hoá, giảm đầy hơi, trướng bụng, giúp khí huyết lưu thông, và thư giãn nhóm cơ trung tâm.


Hướng dẫn cách tập: 

- Nằm thả lỏng, đưa hơi thở về trạng thái tự nhiên

1- Hít vào

2- Co một bên chân, gối đưa về phía ngực, dùng hai tay ôm gối và thả lỏng chân, bụng, hai vai - thở ra (giống thở dài hay thở phào để vùng bụng được thả lỏng khi thở)

3- Hít vào buông tay và duỗi chân

4- Làm tương tự với bên chân kia


*Chú ý: 

- Với người huyết áp cao: thở ra bằng miệng

- Với người bình thường và huyết áp thấp: hít thở mũi, tập trung vào việc thả lỏng

- Có thể tập ép gối bụng 30-50 lần mỗi chân (trong 10 đến 15 phút) vào bất kỳ thời gian rảnh trong ngày


Theo dõi thông tin của Phòng Khám Hoà An tại:

👉 Facebook Hoà An : https://www.facebook.com/hoaan.cssk


👉 Fanpage Phòng khám Hoà An:

https://www.facebook.com/phongkhamhoaan


👉 Fanpage Trung tâm Hoà An: https://www.facebook.com/trungtamhoaan


👉 Group Hỏi Y - Đáp Học: https://www.facebook.com/groups/dieutritaigoc


👉 Youtube Hoà An:

https://www.youtube.com/channel/UCe-41ae8GinUzJS34uHjlTg


👉 Website Hoà An:

https://tthoaan.goco.vn

Tag: #HoaAn #TTHA #DieuTriTaiGoc

VẨY TAY DỊCH CÂN KINH


 


Tác dụng: lưu thông khí huyết toàn thân nên tốt trong nhiều vấn đề ( được nhiều người hướng dẫn và đề cập )

Có 3 kiểu tập chính hình thành 3 tác động khác nhau lên cơ thể:
- nguyên bản ( bấm mũi chân xuống đất, siết trụ cứng hai chân ): tốt cho trục cơ lõi sâu
- kiễng chân - hạ gót: tốt cho trục sau ( thắt lưng - cổ gáy )
- kiễng chân - hạ gối: tốt cho trục trước ( nhất là gối )

Hướng dẫn tập luyện: 
- Tĩnh tâm khoảng 2 phút, đưa hơi thở về tự nhiên
- Đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, buông lỏng hai tay

1. Nguyên bản:
*Chuẩn bị:
 - Hai chân mở rộng bằng vai, mũi chân hướng thẳng. Bấm đầu ngón chân xuống đất, siết hai chân, trụ vững thân dưới, rút hậu môn(rút cơ lõi).
* Bắt đầu:
- Đưa hai tay về trước ~30° - dùng lực vẩy hai tay ra sau lưng
- Để quán tính đưa tay về vị trí ban đầu
- Tiếp tục như trên, vừa vẩy vừa đếm số nhịp hoặc niệm phật... để tập trung tư tưởng

 2. Biến thể 1:
*Chuẩn bị:
 - Hai chân mở rộng bằng vai, nhấn các ngón chân xuống thảm
* Bắt đầu:
- Đưa tay về trước~30°
- Dùng lực vẩy tay ra sau + kiễng gót chân+ rút hậu môn
- Hạ gót, để quán tính đưa hai tay về vị trí ban đầu
- Tiếp tục như trên, vừa vẩy vừa đếm số nhịp hoặc niệm phật... để tập trung tư tưởng

3. Biến thể 2:
*Chuẩn bị:
- Hai chân mở rộng bằng vai, mũi chân hơi hướng ra
*Bắt đầu
- đưa hai tay về trước ngang tầm vai
- Dùng sức vẩy tay hết về sau- đếm 1 (A)
- Để quán tính đưa tay về vị trí ban đầu
- tiếp tục vẩy đến nhịp thứ tư tương tự (2-Di3-Đà4-Phật)
-Nhịp thứ 5 đưa tay về trước ngang vai(A)
-Nhịp thứ 6 nhún gối, hai tay đánh hết cỡ về sau (Di)
-Nhịp thứ 7 thẳng gối, kiễng gót, hai tay dùng quán tính đưa về trước ngang vai (Đà)
- Nhịp thứ 8 hạ gót, đánh tay về sau( Phật)
- tiếp tục như trên

*Chú ý:
- Đứng tập trên đệm, thảm,... Ngăn cách với mặt đất lạnh
- có thể tập VẨY TAY DỊCH CÂN KINH vào bất kỳ thời gian nào trong ngày
- Thời gian tập luyện mỗi lần
+ 10-15 phút với người mới tập (600-900 nhịp tùy người vẩy nhanh hay chậm)
+Tăng dần 15- 30 phút ( 900-1800 nhịp) khi đã tập quen
- Các hiện tượng như trung tiện; ợ hơi; nóng ran khắp người; đổ mồ hôi; bắp chân, bắp tay căng tức Là những hiện tượng bình thường khi tập luyện, không đáng lo lắng.

Theo dõi thông tin của Phòng Khám Hoà An tại:
👉 Facebook Hoà An : https://www.facebook.com/hoaan.cssk

👉 Fanpage Phòng khám Hoà An:
https://www.facebook.com/phongkhamhoaan

👉 Fanpage Trung tâm Hoà An: https://www.facebook.com/trungtamhoaan

👉 Group Hỏi Y - Đáp Học: https://www.facebook.com/groups/dieutritaigoc

👉 Youtube Hoà An:
https://www.youtube.com/channel/UCe-41ae8GinUzJS34uHjlTg

👉 Website Hoà An:
https://tthoaan.goco.vn
Tag: #HoaAn #TTHA #DieuTriTaiGoc

VỖ TAY BỐN NHỊP


 



Tác dụng: hỗ trợ điều trị viêm quanh khớp vai, các chứng khó vận động cổ, vai, tay, cột sống, hỗ trợ các bệnh về phổi, gan, thận.


 * Hướng dẫn tập luyện:

- Bài tập gồm bốn động tác, chia làm hai giai đoạn. Hai nhịp hít và hai nhịp thở.

- Chuẩn bị: Đứng thẳng, hai chân mở rộng hơn vai, hai tay thả lỏng.

  +1. Đứng thẳng, tay vỗ sau lưng, hít nông.

  +2. Ngửa đầu nhìn trời, hai tay vỗ hướng lên, hít sâu.

  +3. Đứng thẳng, tay vỗ sau lưng, thở ra.

  +4. Cúi người, lỏng cổ, vỗ tay hướng xuống đất, thở hết.


 * Chú ý:

- Có thể tập vỗ tay bốn nhịp vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.

- Mỗi lần tập từ 10 đến 15 phút (30-50 vòng). Tập nhanh hay chậm tùy vào hơi thở tự nhiên của mỗi người.


Chúc các bạn có một cơ thể khoẻ mạnh 🥰


Theo dõi thông tin của Phòng Khám Hoà An tại:

👉 Facebook Hoà An : https://www.facebook.com/hoaan.cssk


👉 Fanpage Phòng khám Hoà An:

https://www.facebook.com/phongkhamhoaan


👉 Fanpage Trung tâm Hoà An: https://www.facebook.com/trungtamhoaan


👉 Group Hỏi Y - Đáp Học: https://www.facebook.com/groups/dieutritaigoc


👉 Youtube Hoà An:

https://www.youtube.com/channel/UCe-41ae8GinUzJS34uHjlTg


👉 Website Hoà An:

https://tthoaan.goco.vn

Tag: #HoaAn #TTHA #DieuTriTaiGoc

NẠP KHÍ TRUNG TIÊU



 



Tác dụng: Giúp khí di chuyển vào khắp nơi trong bụng, làm hơi thở sâu hơn; Tăng chuyển hoá và đào thải chất độc; Tác động vào các nhóm cơ sâu và cơ trung tâm ( nhóm cơ core ) của cơ thể.

Hướng dẫn luyện tập:
- nằm ngửa, hai tay đặt xuôi theo người.
- Hít sâu, nâng hai chân lên cao 30° - 45°
   + Với người huyết áp cao: nâng đầu, thu cằm về ngực
   + Với người huyết áp thấp: không nâng đầu
- Thở ra và tiếp tục hít thở bình thường trong khi giữ tư thế
- Khi mỏi thì hạ chân (và đầu với người huyết áp cao) 
- Nhắm mắt và thả lỏng hoàn toàn, quan sát hơi thở cho tới khi hết mệt rồi tiếp tục lượt sau

*Chú ý:
- Nên tập nạp khí trung tiêu vào buổi sáng và hạn chế tập trước khi ngủ vì nó khích phát nguồn năng lượng rất lớn, khiến cho cơ thể tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ.
-Tập khoảng 5 vòng hoặc lắng nghe cảm nhận của bản thân trong quá trình tập.

Theo dõi thông tin của Phòng Khám Hoà An tại:
👉 Facebook Hoà An : https://www.facebook.com/hoaan.cssk

👉 Fanpage Phòng khám Hoà An:
https://www.facebook.com/phongkhamhoaan

👉 Fanpage Trung tâm Hoà An: https://www.facebook.com/trungtamhoaan

👉 Group Hỏi Y - Đáp Học: https://www.facebook.com/groups/dieutritaigoc

👉 Youtube Hoà An:
https://www.youtube.com/channel/UCe-41ae8GinUzJS34uHjlTg

👉 Website Hoà An:
https://tthoaan.goco.vn
Tag: #HoaAn #TTHA #DieuTriTaiGoc

TẬP VẬN ĐỘNG CỔ



HƯỚNG DẪN TẬP LUYỆN

 Bài tập vận động cột sống cổ


Dành cho người ngồi lâu ít vận động ( dân văn phòng )


Đây là những bài tập giúp khắc phục những vấn đề như đau mỏi, căng, tê, buốt và tăng cường làm mạnh cơ cổ giúp bạn giải toả căng thẳng sau những giờ làm việc uể oải và mệt mỏi.

Tùy vào triệu chứng và cảm nhận của mỗi người để tăng cường bài tập lên nhé


Một số điểm cần lưu ý trong khi tập và trong sinh hoạt hàng ngày:

Người tập luôn ngồi ở tư thế thoải mái, thư giãn, không lên gân. Thực hiện động tác vận động từ từ, nhẹ nhàng cho đến hết tầm vận động bình thường, nếu đau quá thì dừng lại ở mức vận động đó rồi tăng dần ở những ngày tiếp theo sau.

Nên ngồi tập trước gương để kiểm tra và điều chỉnh các mức vận động cho đúng và phù hợp.


Mỗi ngày tập từ một đến hai lần, sau đó tăng dần, bắt đầu với 5 lần cho mỗi động tác sau đó mỗi ngày tăng thêm vài lần cho đến khi đạt mức 20 lần cho mỗi động tác (có thể tập đến 30 lần nếu người tập vẫn cảm thấy thoải mái, dễ chịu)..


Không đội, mang vác trên vai những vật nặng. Không làm những động tác mạnh, đột ngột với cột sống cổ và hai vai như nắn, vặn, bẻ. Hạn chế những động tác cúi đầu quá mức, khi đi xa (đặc biệt bằng ô tô, xe máy) nên có áo nẹp đỡ cho cột sống cổ đề phòng tổn thương những khi xe phanh, tăng, giảm tốc độ đột ngột. <3

Theo dõi thông tin của Phòng Khám Hoà An tại:

👉 Facebook Hoà An : https://www.facebook.com/hoaan.cssk


👉 Fanpage Phòng khám Hoà An:

https://www.facebook.com/phongkhamhoaan


👉 Fanpage Trung tâm Hoà An: https://www.facebook.com/trungtamhoaan


👉 Group Hỏi Y - Đáp Học: https://www.facebook.com/groups/dieutritaigoc


👉 Youtube Hoà An:

https://www.youtube.com/channel/UCe-41ae8GinUzJS34uHjlTg


👉 Website Hoà An:

https://tthoaan.goco.vn

Tag: #HoaAn #TTHA #DieuTriTaiGoc


ĐIỀU TRỊ VÙNG ĐAU BẰNG MÁY SẤY TÓC









Tác dụng : dùng cho điều trị vùng trong cảm lạnh, đau do thay đổi thời tiết

Khi thời tiết thay đổi, cơ thể bạn phải thích nghi với việc thay đổi nhiệt độ, thay đổi không khí, thay đổi áp lực, nên nếu hệ thống phòng thủ bảo vệ của cơ thể suy yếu tùy mức độ sẽ có phản ứng khác nhau từ mệt mỏi, đau nhức đến gai lạnh, rét, thì việc làm ấm cơ thể là cần thiết. Bằng các vật dụng cơ bản như: chườm gối, máy sấy, đánh gió, xông, ... 

Phòng khám Hoà An xin hướng dẫn sử dụng dụng cụ cơ bản đơn giản là máy sấy tóc để điều trị trong vấn đề nhiễm lạnh, cảm lạnh này
  
Chúc tất cả chúng ta có cơ thể thật khoẻ mạnh trong những ngày thời tiết thay đổi này🥰😘

Theo dõi thông tin của Phòng Khám Hoà An tại:
👉 Facebook Hoà An : https://www.facebook.com/hoaan.cssk

👉 Fanpage Phòng khám Hoà An:
https://www.facebook.com/phongkhamhoaan

👉 Fanpage Trung tâm Hoà An: https://www.facebook.com/trungtamhoaan

👉 Group Hỏi Y - Đáp Học: https://www.facebook.com/groups/dieutritaigoc

👉 Youtube Hoà An:
https://www.youtube.com/channel/UCe-41ae8GinUzJS34uHjlTg

👉 Website Hoà An:
https://tthoaan.goco.vn
Tag: #HoaAn #TTHA #DieuTriTaiGoc

15/12/20

Điều trị Bong Gân Cổ Chân ( trẹo cổ chân )


 

Thuốc cơ bản: mật gấu tươi ( mua tại hiệu thuốc bắc ) pha cồn -> bôi hoặc lá láng hơ ấm nóng bằng lửa cho ra nước -> đắp.


Tác động bằng tay + băng chun vàng ( mua hiệu thuốc tây ) quấn chặt:

Lấy băng chun quấn chặt quanh khớp cổ chân ( quấn chặt căng tay ), một tay giữ chặt chỗ đau tại cẳng chân, tay còn lại xoay nhẹ nhàng, từ từ cổ chân hết biên độ trong giới hạn đau chịu đựng được, xoay khoảng 2-3 phút -> tháo băng chun, nghỉ ngơi


Cách làm: bôi thuốc trước khi vận động -> tháo băng chun bôi lại.


Liệu trình: ngày làm từ 2-3 lần, làm đến khi hết hẳn đau, khoảng 2-3 ngày ( lâu hơn với trường hợp rất nặng ).


Chú ý: phương pháp chỉ làm trong trường hợp chấn thương gân gây phù nề, viêm gân.

Nếu chấn thương va đập mạnh có khả năng gây rạn, gãy xương thì không được ứng dụng ( phải chụp XQ để loại trừ )

Phòng khám Hoà An điều trị đau như thế nào?




Với slogan " điều trị tại gốc " hệ thống vận động, nhiều người thắc mắc đến chúng tôi là phòng khám này điều trị cái gì và điều trị như thế nào?


Vậy nay phòng khám xin quay 1 video tả lại cách phòng khám điều trị. Và diễn giải tại đây:

Điều trị tại phòng khám có 4 bước:


1) Khám gồm: nhìn tư thế - hỏi triệu chứng qua sinh hoạt + tư thế - sờ xác định vùng tổn thương liên kết toàn thân - bắt mạch xem chức năng tạng phủ ( nếu cần ).

Để xác định chính xác nguyên nhân gốc gây bệnh, đưa chẩn đoán. Hướng dẫn tập luyện chính xác vùng gốc gây bệnh, hướng dẫn chế độ ăn ( nếu cần ).


2) Phân loại mức độ tổn thương thuộc phạm vi nhẹ - vừa - nặng để áp dụng loại hình trị liệu tương đồng: chăm sóc sức khoẻ ( điều trị vùng bệnh + chăm sóc toàn thân ) - điều trị cục bộ ( điều trị vùng bệnh + vùng kết hợp gây bệnh ) - điều trị toàn thân ( điều trị vùng bệnh + bệnh lí tạng phủ toàn thân ).


3) Điều trị bệnh gồm: tác động xoa bóp - bấm huyệt trị liệu, châm cứu lục khí, cứu thông kinh lạc, chườm nóng.


4) Hỗ trợ trị liệu: chạy máy một số vùng cần hỗ trợ


CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ SỨC KHOẺ TỐT VÀ TOÀN DIỆN.

Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #kết


 Cuối cùng sau một tuần chia sẻ loạt bài về các động tác xoa bóp - bấm huyệt thì đã xong. Một niềm vui nhè nhẹ, nhưng cũng man mác buồn, không biết mọi người muốn mình chia sẻ gì tiếp đây? Xin ý kiến 500 anh em luôn 🤣.


Nói chung, qua loạt bài chắc ai theo dõi thì đã hiểu vì sao với mình " Xoa Bóp là một nghệ thuật, và một người làm xoa bóp chính là một nghệ sĩ " để trở thành " nghệ nhân " bạn sẽ mất nhiều công sức nhưng con đường này có vui có buồn cùng với sự hoà hợp giữa người - người, với mình là cảm giác " sống có ý nghĩa ". Nên chúc các bạn sớm đạt được thành quả, " chơi " nhịp của bạn, cảm nhận độ lặng và tinh tế của động tác, liên tục tìm hiểu cơ thể người vi diệu 🥰🥰🥰.


CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!


#CâuChuyệnCủaTôi

#XoaBópBấmHuyệtCơBản

#HoàAn


Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #1: XOA


Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #2: MIẾT - XÁT - PHÂN - HỢP


Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #3: VÉO ( LĂN VÉO )


Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #4: DAY - BÓP 


Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #5:  ẤN - BẤM - ĐIỂM


Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #6: ÉP GIÃN - VẬN ĐỘNG


Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #7: VỖ - CHẶT - ĐẤM - LĂN


Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #8: VỜN - VÊ - RUNG - GIẬT ( BẺ ) 

Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #8: VỜN - VÊ - RUNG - GIẬT ( BẺ )


 

Bộ động tác này có tác dụng nhằm tạo biên độ lớn làm rung, lắc giúp thư giãn gân - khớp, giúp các gân - khớp bó cứng được mở rộng bằng cách tạo độ di động cộng hưởng bằng cách dùng chuyển động lặp liên tục, hoặc một lực đột ngột lên 1 khớp có biên độ kẹt, giúp giải phóng nhanh áp lực của khớp đó.

Hình thái Vờn - Vê là dùng 2 bàn tay di chuyển đổi chiều nhau tạo độ lắc theo chiều xoay với Vờn ở cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân, còn Vê với ngón tay, ngón chân.

Hình thái Rung là việc tạo sóng từ cổ tay - chân di chuyển biên độ nhỏ lên xuống liên tục tạo độ rung từ ngọn chi đến gốc chi ( cổ tay đến khớp vai, cổ chân đến khớp háng ).

Hình thái Giật ( Bẻ ) là việc sử dụng lực đột ngột lên một khớp bị kẹt ( không vận động hết biên độ ) làm khớp này giãn mạnh ( tạo tiếng kêu ).


Việc ứng dụng các động tác Vờn - Vê - Rung này rất phổ biến trong trường hợp cứng khớp, hạn chế tầm vận động khớp ( nhất là Viêm Quanh Khớp Vai ) giúp khớp lấy lại biên độ, độ mở tốt và nhanh. Với Giật ( Bẻ ) ứng dụng trong các môn Chiropractic hạy Trật Đả, thì việc tìm thấy khớp kẹt và biên độ kẹt của khớp khá cần thiết, vì lí do để 1 khớp có thể bị kẹt là một chuỗi những phản ứng bệnh lí vùng khá phức tạp, nên không được nói đến trong bài này, xong nó chính là dấu hiệu sớm của thoái hoá biến chuyển theo thời gian, tác dụng của Giật ( Bẻ ) khá giống với động tác Vận Động nhưng được ứng dụng trong những tình huống khác nhau ( được nói ở bài Ép Giãn - Vận Động ).


Nói chung, cũng hòm hòm, các động tác cuối hầu hết đánh rộng, không tập chung vào nguyên nhân xác định mà có tính chất thư cân, mở khớp là chính, nên khéo biến chuyển ứng dụng đan xen thì sẽ tạo được những bài xoa bóp hoàn hảo, đem lại hiệu quả cao trong trị liệu 🥰

14/12/20

Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #7: VỖ - CHẶT - ĐẤM - LĂN


 

Đây là bộ 4 động tác vui nhộn, đẹp mắt cho mọi người nhìn thấy độ dẻo của người tác động. Như tên gọi, hình thái 4 động tác là việc sử dụng cổ tay linh hoạt là chính tạo thành các hình thái giống các vật dụng để tác động nhanh, liên tục đều đặn lên vùng cần trị liệu tạo độ rung biên độ nhỏ, tác động sâu vào cơ - gân - khớp ( riêng Lăn tác động chủ yếu lên cơ - gân ), giúp cho việc thư giãn gân cốt rất tốt.


Khác với các động tác trước đòi hỏi tính lặng và cảm xúc thì bộ 4 động tác này tạo thành tiếng đều rất vui nhộn, kèm theo là sự đẹp mắt nên rất thường được đăng hình, nhìn rất gì và này nọ 🥰

Ngày trước khi tập luyện xoa bóp, tôi cũng rất thích thú với 4 động tác này, cơ bản vì nó đẹp như một cô gái xuân thì khoe dáng, giống như để cho người khác thấy, hay để phân cao thấp trình độ của xoa bóp với anh em đồng môn vậy. Nhất là lăn, vì tay dẻo hay tay cứng, qua 4 động tác này là bộc lộ hết, biết ngay được người nào đã tiếp xúc với xoa bóp một thời gian ( tay đẹp khéo ) và mới tiếp xúc ( tay cứng như củi ) 🤣.

Động tác này tập luyện trên chính bản thân khá hấp dẫn vì chỉ cần bạn gác chân lên là tay có thể liên tục thoăn thoắt tác động, giết thời gian khá là tốt, ai có nhu cầu thể hiện xoa bóp thì hãy tập động tác này thật dẻo nhé, khá hay và cuốn hút đấy ạ!


Nói thế thôi chứ bộ 4 động tác này như 1 lời cảm ơn, lời chào với người được tác động của người tác động, sau khi bạn day ấn nhiệt tình, nếu có hơi quá khiến người bệnh bị gồng thì động tác này khiến đối tác của bạn nhả lại toàn bộ, thư giãn rất thoải mái, chả trách mà có người gọi là đấm bóp vậy 🥰

13/12/20

Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #6: ÉP GIÃN - VẬN ĐỘNG


 

Hai động tác này đưa vào cùng nhau vì nó cùng hình thái làm chuyển động các khớp giúp cho các tổ chức quanh khớp và khớp tăng tầm vận động, đồng thời tăng nuôi dưỡng tại khớp được vận động.

Hình thái động tác Ép Giãn là đưa khớp tới tầm vận động lớn nhất và giữ lại nhằm mục đích kéo giãn gân - cơ bám quanh khớp đó giúp giãn gân - cơ đang co, xơ cứng lấy lại độ mềm dẻo của nó. Hoặc Giãn trực tiếp bằng 2 tay đối chiều kéo dài gân - cơ - khớp ra.

Vận Động thì như tên gọi của nó, việc vận động khớp hết tầm ( Rom ) giúp cho khớp đang kẹt, hạn chế được giảm áp lực, được mở rộng về trạng thái bình thường. Để làm rõ vấn đề thì ta nói đến sinh lý nuôi dưỡng của khớp 1 chút: khớp không có mạch máu nuôi, sự nuôi dưỡng của khớp là do sự thay đổi áp lực từ cao -> thấp mà xảy ra hiện tượng trao đổi thay mới dịch khớp dựa trên nguyên lý áp lực di chuyển từ cao -> thấp này. Chính vì thế vấn đề thoái hoá do thiếu nuôi dưỡng khớp do ngồi lâu ( khiến áp lực khớp ngày càng tăng cao ) -> việc có thời gian nghỉ và được vận động giúp nhả áp lực khớp là bắt buộc nếu không muốn thoái hoá sớm.


Môn đặc trưng cho Ép Giãn chính là Massage Thái ( Yoga ), trên thị trường với nhiều biến tướng tên cho kêu như yoga trị liệu, massage cho người lười, hay được xào trong rất nhiều khoá học ngắn ngày vì tính chất đơn giản là những động tác ép giãn theo tư thế tạo thành bài, dễ làm, dễ học, đẹp mắt. Ép Giãn được ứng dụng trong bài khởi động trước khi tập, chơi các môn thể thao cũng nhiều, việc này hết sức quan trọng vì có thể tránh chấn thương và chuột rút, hiểu ý nghĩa và không bỏ bước khởi động là quan trọng lắm đấy ạ.

Với Vận Động ngày xưa khi làm xoa bóp, tôi khá thích thú với các động tác tác động, vặn kẻ cho khớp kêu thành tiếng nên có một sự nhầm tưởng không hề nhẹ là vận động thì phải như vậy, nhưng không hề, vận động chỉ là việc cơ bản mở tầm vận động tối đa để tăng nuôi khớp nên việc đưa khớp giãn hết mức đã có tác dụng tốt rồi. Điểm này xin lưu ý đến "hết tầm" nên trong tập vận động mục tiêu này cần nắm rõ và hình thái nên là nhẹ nhàng, chậm rãi và vận động hết biên độ. Bạn đã bỏ thời gian ra tập nên chú ý điểm này vì nếu vận động nhanh và hời hợt, sự thay đổi áp lực khớp không nhiều sẽ không tối ưu được vận động đó -> tốn thời gian mà hiệu quả lại thấp thì cũng buồn đấy. Còn bẻ cho kêu là động tác giật thay đổi áp lực nhanh, giúp giãn khớp, giải phóng áp lực đột ngột trong môn chiropractic, trật đả thì cũng tốt thôi, trong nhiều trường hợp khớp kẹt, vận động từ từ không ăn thua thì sự khéo léo trong giật, bẻ giúp vượt ngưỡng là cần thiết ( khuyến cáo phải hiểu, khám kĩ, đủ thông tin rất cần thiết vì làm quá hoặc trong trường hợp trống chỉ định thì dễ để lại hậu quả trầm trọng lắm ).


Tóm lại, hai động tác này ý nghĩa là rõ ràng và ứng dụng rộng rãi nên việc sử dụng nâng cao là tìm thêm các thế ép giãn và vận động sao cho tiện lợi, các bạn trị liệu hãy cứ cảm nhận tầm vận động mà lựa thế, cảm nhận tốt đạt được mục tiêu là sẽ rất ổn rồi.

Còn với người tự tập ( yoga, thể dục ) hiểu và làm đúng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, bài tập trên trang fanpage Hoà An đang xây dựng rất nhiều, mọi người theo dõi nhé 🥰

Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #5: ẤN - BẤM - ĐIỂM


 


Ấn - Bấm - Điểm ( huyệt ) là bộ 3 động tác nhằm mục đích tác động thẳng vào một huyệt, một điểm giúp giải toả sự co cứng của cơ, co rút của gân hay giải sự tăng áp của khớp khi bao khớp có điểm tổn thương.

Hình thái bộ 3 động tác này có khác nhau đôi chút nhằm nói đến việc dụng lực khác nhau trên những phần cơ thể khác nhau như nhỏ ( yếu ): tay, bàn - cẳng chân, vừa ( nhỡ ): đùi, vai, ngực, và lớn ( khoẻ ): mông, thắt lưng, giúp cho tác động "tới" ngưỡng của vùng được chính xác nhất.

Bộ 3 này làm nên thương hiệu của phương pháp dụng huyệt ( đại diện cho môn ) vì yếu tố quan trọng của nó, bởi về tính chất nó là động tác cần sự tinh tế nhất của người tác động và hiệu quả đem lại cho người được điều trị cũng theo đó mà đẩy tác dụng của môn lên cao nhất ( cực kì quan trọng )


Nhớ hồi tìm cảm giác bấm huyệt, trải nghiệm của tôi khá sâu sắc, liền kề là trả lời câu hỏi " người bấm huyệt phải có thể hình tốt có đúng không ? "

Hồi đó, việc học môn shiatsu ( Nhật ) là trải nghiệm tuyệt vời, giúp tôi tìm ra cách dụng lực đúng, vì đơn thuần việc tinh tế cần gì? Sự lặng, sự cảm nhận của tay ( phải có ) nên với cách ấn của môn này, việc phát huy được khả năng dụng lực của toàn thân người tác động đã giúp giải phóng ( giảm bớt ) sức bàn tay, để bàn tay được đủ tĩnh mà cảm nhận cho rõ, nó đang tác động vào cái gì, tác động đến đâu ( nông sâu ), phản ứng của vùng tác động ra sao ( tới ngưỡng chưa hay vượt quá ). Sự tác động tới ngưỡng giúp việc kích thích đạt mức tối đa ( khá tinh tế ) sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ ( tác động quá ngưỡng ) làm tổn thương ngược lên cơ thể người được tác động. Thế nên bảo người có thể hình kĩ thuật kém tác động hùng hục thì chỉ vượt ngưỡng mà thôi, nên thể hình nào cũng được miễn bạn đủ khéo ( tinh ), rèn luyện đủ dẻo dai ( bền ) thì thể hình nào cũng vậy, bấm huyệt chỉ cần đủ lực thì mới đạt hiệu quả cao nhất. Còn để nâng hiệu quả cao hơn nữa thì là câu chuyện của tư duy ( bấm vào đâu ) nên phải bổ túc lại cái đầu thôi ạ 🥰

Lại nhớ, hồi đầu bấm dùng sức tay cái cẳng tay của tôi phát triển, nhìn như popeye, hài hước lắm, sau dùng đúng kĩ thuật shiatsu ( sử dụng trung tâm điều lực - lưng hông ) mới dần bình thường lại á, nên dù cơ thể vẫn luôn gầy nhẳng ( vì không béo nổi ) thì bấm vẫn phê như thường 🤣.


Nói chung, câu chuyện hnay mang tính chuyên môn vì độ tinh của bấm không tự nhiên mà có, cần thời gian thực hành rất nhiều và giành cho những nhà trị liệu, chúc các bạn luôn mài sắc đôi tay mình, khối óc mình -> lặng để cảm và tư duy để nâng hiệu quả.

Còn với mọi người tự điều trị, việc bấm hãy dùng trên huyệt ( á thị huyệt - điểm đau ) hoặc những huyệt sẵn được biết đến nhiều như: Hợp Cốc, Khúc Trì, Thủ Tam Lý, Nội - Ngoại quan, Kiên Tỉnh, Túc Tam Lý, Thái Xung, ... ( nhiều quá ) mà cũng không phải ấn bấp chấp là được đâu ạ ( hơi kì thị với chia sẻ tràn lan kê đơn huyệt theo bệnh, không dễ thế đâu ạ) nên cứ đau đâu bấm đó cho nhẹ đầu, còn qua Hoà An thì hướng dẫn tác động vào đâu hãy bấm đó cho chính xác nha 🥰

11/12/20

Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #4: DAY - BÓP




Với cặp động tác này xếp đôi với nhau vì nó tác động thẳng vào vấn đề giãn cơ co, giảm đau do các nguyên nhân co cơ: chấn thương, chuột rút, co cấp hiệu quả.

Day thì hình thái động tác chỉ là việc lấy một điểm tì ( điểm đau cần tác động ) trên cơ thể và di chuyển tròn xung quanh nó bằng nhiều bộ phận trên cơ thể người tác động như: mu tay, ô mô út, ô mô cái, gốc bàn tay, khuỷu tay. Mức độ từ nông sâu, nặng nhẹ tùy vào lớp cơ gây nguyên nhân.

Bóp thì hình thái là dùng lòng bàn tay áp sát kẹp vào 2 phía của cơ ( cái từ đã mô tả hết ) xong chỉ có một lưu ý là không để khoảng trống giữa lòng bàn tay và cơ thể người được tác động vì nó sẽ làm đau người bệnh, sẽ hời hợt và sẽ không phê.

Day - Bóp là động tác mềm mại được dùng rất nhiều và gây sướng, thoải mái nhất trong xoa bóp nên được sử dụng tương đối nhiều.


Nhắc đến sướng, vậy để tăng độ cho động tác này điều cần nhất là gì? Giống như một bài nhạc hay thì cần có beat hay, có nhịp, có vần, nhất là nhạc thiền, sự lên xuống nhịp nhàng, sự đều đặn sẽ du người được điều trị vào một giai điệu êm ái. Vậy Xoa - Bóp với sự đều về lực ( biên độ thay đổi nhỏ ) và đều về nhịp sẽ làm tăng giá trị động tác. Giống như đang nghe và cảm thụ một bản nhạc êm ái, người điều trị và người được điều trị cùng thả trôi thì phê là tất nhiên 🥰.


Trong thực tế, vấn đề xoa xoa day day, hay xoa xoa bóp bóp thường xuyên được ứng dụng, mọi người đều dùng nên nếu có thể khuyên thì các bạn hãy tĩnh lặng ( hô hấp đều nhẹ ), nhẹ nhàng, tận hưởng việc Day - Bóp này thì cảm xúc sẽ rất thăng hoa, ai cũng sẽ phê sướng khi được làm chuyện này thôi 🤣


Chốt vấn đề, người làm xoa bóp nên thuần thục trong động tác này, nó là mấu chốt của sự thoả mãn cho người được điều trị, nâng lên tầm thoả mãn cho cả bản thân mình với điệu nhảy của nhịp thì thật tuyệt vời đúng không?

Người tự điều trị cũng vậy, nghe một bản nhạc thiền, vừa xoa day bóp nhẹ nhàng, vừa thả lỏng tâm hồn, nghĩ thôi đã thấy phê rồi 😍

10/12/20

Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #3: VÉO ( LĂN VÉO )




Véo với tên gọi này dễ nhầm tưởng sang việc làm đau 🤣, nhưng hình thái của nó là nhấc da lên, làm vùng sát mặt cơ giãn ra từ đó mà giúp tăng lưu thông máu -> giãn cơ co cứng, xơ cứng rất tốt. Đây không phải là động tác trong các động tác xoa bóp mà tôi được học tại trường Y Hà Nội, xong vì tác dụng của nó thì hãy làm và khi bạn hiểu, bạn sẽ thấy tác dụng tuyệt vời của nó.

Nếu thấy trên thị trường thì véo tương đương với giác hơi, việc này thúc đẩy tăng tuần hoàn vùng bệnh cao nhất trong các động tác trên da, nhiều nhất và phổ biến nhất trong các trường hợp nhiễm lạnh, Véo thường rất đau, và tác dụng cũng rất nhanh và mạnh.

Câu chuyện của bạn Véo này, tôi được thông và trải nghiệm nó qua @Bùi Quân ( cũng coi như tri kỉ của tôi trên con đường này ). Nói thật là khi bắt đầu thử nghiệm trên người mình, thằng bạn làm tôi đau muốn khóc, vì với tôi nó không thương chẳng tiếc, phát nào là thốn tận cùng nên cái cảm giác phản tác dụng của làm quá trong xoa bóp cũng in hằn sâu đậm hơn. Xong có làm thì có hiểu, Véo như cứu cánh trong vấn đề máu kém lưu thông như chứng: nhiễm lạnh, thoái hoá. Phạm vi nghiên cứu bệnh lí này sẽ được nói đến trong loạt bài tiếp, sang phần bệnh lí.
Nhìn hình thái chắc các bạn sẽ thấy giống động tác của tẩm quất. Tẩm quất vốn là phương pháp xoa bóp cổ truyền Việt Nam, xong vì tính chất hành nghề cho người nông dân với giá thấp nên bị dìm xuống, và chưa được đánh giá đúng, cũng chưa phát triển thành các món ngon trong bữa tiệc các môn tác động tay, nhưng nếu có điều kiện nâng tầm ( giống kiểu yumeiho - massage Thái là một chuỗi các động tác đơn lẻ thành bài ) thì dần sẽ được đánh giá đúng giá trị của nó. Ai yêu tẩm quất phát triển được thì tốt, massage Việt Nam đấy ạ 🥰

Nói chung, động tác Véo là động tác tương đương với giác hơi ( nếu thêm 1 túi chườm ) nên các nhà trị liệu nếu lười giống tôi có thể ứng dụng thay thế, rất hiệu quả.
Với người tự điều trị, việc nhấc da này sẽ đem đến cảm giác dễ chịu nếu bạn thấy nặng nề, bứt rứt, vận động không thoải mái, kèm thêm một cái túi chườm để nâng hiệu quả mọi người nhé 🥰



Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #2: MIẾT - XÁT - PHÂN - HỢP



 Phân 4 động tác này vào một vì nó cho lại hiệu quả như nhau nhưng tên khác là vì mục đích hoặc động tác khác nhau trên vùng khác nhau.

Miết là động tác tác động thuộc phần dưới da ( lực mạnh hơn xoa ) theo chiều dọc của cơ hoặc kinh lạc nhằm ổn định năng lượng ( lưu thông khí huyết ) tại vùng cần trị liệu. Xát là miết nhưng với tốc độ cao nhằm mục đích làm nóng ấm vùng trị liệu nhanh. Còn Phân - Hợp là 2 động tác đối chiều nhau, miết phân tách ra 2 chiều hay từ 2 điểm xa hướng hợp về phía nhau, thường làm trên mặt.

Miết được sử dụng hiệu quả với nhiều thành phần khác nhau như: làm nóng ấm da, làm giãn cơ, hay giãn gân đang co rút, co cứng.


Động tác này chúng ta cũng thường gặp trong cuộc sống như những người cao tuổi tự ngồi tác động vùng đùi gối cho mình, thường miết mạnh theo chiều dọc đùi - gối - cẳng chân đem lại cảm giác dễ chịu. Chỉ có điều đáng nói ở đây, đó là khi một người tự tác động cho mình họ làm thường rất nhanh, rất mạnh có cảm giác như vội vã vì chứng thoái hoá gối, gân cơ trở nên cứng và giảm cảm giác vùng được tác động ( nhẹ nó không phê ). Xong với ý nghĩa và mục đích của xoa bóp đem lại ta thấy điều gì ở đây?

Cơ thể chúng ta sau nhiều năm "được" sử dụng hết công suất, sau bao thăng trầm cuộc sống, sau khi có tuổi, một bộ máy già cỗi hỏng hóc và thái độ của chúng ta! Thật sự một cảm giác đáng buồn vì chúng ta đang xoa bóp để yêu bản thân hay coi cơ thể đầy thương tích là đáng bỏ đi?! Vậy xin hãy yêu thương lấy cơ thể bạn, xin hãy nhẹ nhàng với nó, tự xoa bóp là thời gian bạn giành cho cơ thể?! Vậy thì sao phải vội vã, miết thật từ từ, cảm nhận độ căng - co cứng của cơ, cảm nhận cảm giác đau do điểm co rút, để chăm sóc cơ thể tỉ mỉ hơn, nhẹ nhàng hơn, và yêu thương hơn với các chiến tích hào hùng theo năm tháng của cơ thể bạn 🥰.


Vậy, với người trị liệu, miết là một động tác ngoài làm ổn định năng lượng còn như một lần khám lại, khẳng định lại các vấn đề của cơ thể người bệnh, hãy tỉ mỉ nhẹ nhàng cảm nhận khẳng định lại cho đúng vấn đề đã đưa ra lúc khám ban đầu.

Với bản thân mỗi người tự làm cho mình, hãy dùng Miết như một cách tận hưởng lại chiến tích cơ thể đã phải trải qua, từ từ cảm nhận nó và yêu lấy cơ thể mình nhé 😍

Các động tác xoa bóp - bấm huyệt #1: XOA



 Xoa, cái tên đã nói lên động tác của nó là 1 động tác đơn giản, cơ bản ai cũng dùng trong bất giác vô thức hay có chủ động.

Thường là động tác mở đầu như một lời chào hỏi, xong ý nghĩa của nó thì thường bị đánh giá thấp, thậm chí bỏ qua vì sao vậy?!


Nếu chỉ là vấn đề cơ thể vật lí vô tri thì xoa chỉ là việc nhẹ nhàng dùng lòng bàn tay và các ngón tay tác động nhẹ nhàng trên mặt da giúp tăng tuần hoàn nuôi dưỡng vùng bề mặt. Xong cái ý nghĩa thì đâu chỉ có vậy.

Nếu bạn chưa biết thì hãy nhìn vào tình yêu thương: như khi một đứa con ngã sưng đầu người mẹ làm gì? Mẹ chỉ cần xoa xoa ( thổi thổi ) nhẹ vào chỗ sưng của đứa trẻ, âu yếm là chỗ sưng đó sẽ rất nhanh lành và hết, thậm chí đang khóc vì rất đau cũng hết đau mà chơi tiếp, hay khi bạn ngã đau, cái bạn làm là gì? Xuýt xoa và xoa xoa vùng đau đúng không?


Động tác Xoa thật sự được dùng rất nhiều và ứng dụng liên tục trong cuộc sống là một động tác thần kì và là động tác của tình yêu thương, không nên "bỏ rơi" nó!

Với cuộc sống vật lộn về cả thể xác lẫn tinh thần ngày nay, mỗi người quanh quẩn tự gặm nhấm nỗi đau của mình thì Xoa càng giá trị. Với những người trị liệu, hãy tận dụng động tác chào hỏi này thể hiện sự quan tâm, tận tâm, sự sẻ chia của bạn với người bệnh.

Đối với bản thân bạn ,khi bạn tĩnh lặng hãy Xoa và yêu thương cơ thể mình, đừng bỏ quên nó với những nỗi đau. Hay hãy cảm thông, giao tiếp với gia đình và người bạn yêu thương, có thể chẳng biết nói gì vì chúng ta đã lớn thì hãy để động tác xoa nhẹ nhàng này nói thay bạn, một vài tác động cơ bản, một vài cử chỉ yêu thương đã có thể làm dịu đi một tâm hồn bộn bề nỗi đau.


2/7/20

Tự sự: Chọn nghề



Tại sao lại chọn đi theo nghề Y?


Tôi thi vào trường Đại Học Y Hà Nội vào năm 2003, niên khóa (2003-2009). Lúc bấy giờ tôi tham khảo ý kiến cô giáo dạy sinh học của mình. Cô thuận theo và có ý khuyến khích tôi. Để tăng xác suất đậu, tôi chọn Y Học Cổ Truyền vì điểm đầu vào thấp hơn các khoa khác. Càng về sau, khi dấn thân sâu hơn vào Y Học Cổ Truyền tôi càng thấy lựa chọn của mình là đúng đắn. Tuy nhiên 2 nguyên do dưới đây (ở dòng thời gian trước đó) mới thực là tác nhân chính khiến tôi chọn theo nghề Y.